Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Mẹo nấu ăn : làm sao giữ được chất dinh dưỡng của món ăn trong quá trình chế biến

Trong quá trình chế biến món ăn rau quả thịt củ bạn sẽ vô tình làm mất chất dinh dưỡng. Vì thế với mẹo nấu ăn này sẽ giúp bạn trong quá trình nấu đun sôi mà vẫn giữ được độ dinh dưỡng thiết yếu của nguyên liệu làm ra món ăn ngon


mẹo nấu ăn giữ được chất dinh dưỡng trong khi chế biến

Bạn ít khi biết cách nấu ăn như thế nào khi chế biến đồ ăn mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm không ? 


Dưới đây là những mẹo chế biến giúp bạn lưu giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

1. Mua nguyên quả

Dinh dưỡng trong trái cây có thể bị mất đi khi tiếp xúc với không khí, vì vậy khi mua các quả lớn như dưa hấu, tốt nhất bạn nên mua cả quả hơn là mua một phần nhỏ. Bạn nên ăn càng sớm càng tốt bởi vitamin trong thực phẩm sẽ giảm dần theo thời gian, ví dụ lượng vitamin C trong đậu xanh tươi sẽ mất đi một nửa sau 6 ngày bảo quản.

2. Sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh

Nếu bạn muốn giữ thực phẩm lâu hơn thì có thể cân nhắc thực phẩm đóng hộp hay đông lạnh. Hàm lượng vitamin trong thực phẩm đóng hộp được lưu giữ hầu như nguyên vẹn thậm chí sau 2 năm bảo quản. Thông thường, vitamin được chứa trong nước của thực phẩm đóng hộp, vì vậy bạn có thể tận dụng nước từ rau đóng hộp cho món súp hay hầm để tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn.

3. Chú ý khi chế biến thực phẩm

Bạn hãy nấu rau củ quả cho đến khi mềm sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Nên nấu với nhiệt độ vừa phải bởi vitamin sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao và lượng nước thích hợp để tránh làm mất đi các vitamin thiết yếu. Hấp luộc, xào hay dùng lò vi sóng để chế biến món ăn sẽ tiết kiệm được thời gian đun nấu cũng như bảo tồn vitamin tốt nhất.

4. Không nên thái nhỏ khoai tây

Thái nhỏ khoai tây sẽ giúp bạn giảm thời gian đun nấu nhưng lại làm mất đi nhiều vitamin do có nhiều bề mặt tiếp xúc hơn. Nếu bắt buộc phải thái, bạn nên cố gắng thái miếng to. Tốt hơn hết, bạn nên nấu khoai tây mà không cần gọt vỏ để giữ lại chất dinh dưỡng bởi hầu hết chất dinh dưỡng trong khoai tây nằm gần vỏ.

5. Cắt gọt rau củ quả ngay trước khi ăn hoặc khi đun nấu

Để giữ lại các chất dinh dưỡng, bạn không nên cắt gọt trái cây và rau trước khi bảo quản bởi chúng sẽ mất đi vitamin C. Bạn chỉ nên cắt gọt ngay trước khi sử dụng.

6. Bảo quản súp và món hầm trong tủ lạnh

Khi bảo quản lạnh, chất béo và mỡ không tốt cho sức khỏe sẽ đông lại trên bề mặt của nồi súp hay món hầm, bạn có thể dễ dàng loại bỏ chúng đi và chỉ giữ lại những chất dinh dưỡng cần thiết.

7. Nướng thịt trên giá hoặc vỉ nướng

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nướng các loại thịt hay gia cầm sẽ giúp giảm lượng mỡ và tốt hơn cho tim.

8. Sử dụng thức ăn còn dư cho món salad

Bằng cách tận dụng thức ăn còn dư của bữa trước để làm món salad, bạn sẽ tránh phải hâm nóng lại thức ăn vì việc này sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.

Theo phương pháp dạy nấu ăn của chuyên gia ẩm thực Nissin Foods

Học nấu ăn với món mì xào gà đút lò phô mai

Món ăn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho những ngày trời lạnh và lao động nặng. Khi học nấu ăn ngon với việc biến tấu, phối hợp nguyên liệu để tạo ra những món ăn mới lạ giúp chúng ta cảm nhận thêm Mì Không Chiên Nisin Gà rau răm không chỉ có thể dùng như một món mì nước thông thường, hoặc xào, trộn, mà còn có thể chế biến với nhiều cách thức khác. Món ăn vừa lạ miệng, đẹp mắt lại thơm ngon, chắc hẳn người kén ăn cũng sẽ không thể từ chối. Đây là một món ăn giàu năng lượng vì thành phần có bơ, sữa tươi và phô mai.


học nấu ăn món mì xào gà phô mai
Món mì xào gà đút lò phô mai 

Nguyên liệu

- 1 ức gà quay khoảng 100g
- 2 gói mì Nissin gà rau răm (bao gồm 2 gói gia vị khô và 2 gói gia vị súp)
- 30g phô mai sợi
- 1 nhánh ngò tây
- 50g sữa tươi
- 20g bột mì
- 1 củ hành tây
- 20g bơ
- 5g ớt Paprika

Thực hiện

- Hành tây xắt hạt lựu. Ngò rí xắt nhỏ. Gà quay bỏ xương, xắt miếng mỏng.
- Cho mì ra tô, cho 2 gói gia vị khô vào. Chế nước sôi vào tô. Đậy nắp chờ 3 phút, vớt mì ra rưới 1 muỗng nhỏ dầu tỏi vào.
- Hơ chảy bơ, cho bột mì vào rang vàng thơm.
- Cho hành tây vào xào. Cho thêm sữa tươi vào từ từ, khuấy lửa nhỏ cho xốt hơi sệt. Nêm 2 gói gia vị súp vào.
- Trộn xốt chung với mì. Cho mì vào khay hoặc tô, trên mặt thêm xốt, rắc phô mai. Bỏ lò khoảng 10 phút cho vàng mặt là được.
- Rắc ớt Paprike lên mặt. Trang trí thêm với ngò tây

Mẹo nhà bếp

(*) Cho sữa tươi vào bột mì khuấy từ từ lửa nhỏ để bột không bị vón cục.


Theo phương pháp dạy nấu ăn  của chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo 




Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Học nấu ăn : bảo quản khoai tây tươi không bị mọc mầm


Để khoai tây bị mọc mầm là điều tối kị trong nấu ăn ngon .Khi học nấu ăn bạn nên biết thêm về mẹo nấu ăn bổ ích này 

Trước khi bảo quản khoai tây, việc lựa chọn khoai như thế nào để mua về cũng rất quan trọng:

Cách chọn khoai tây ngon và tươi


học nấu ăn ngon
Bảo quản khoai tây tươi ngon 


Khi bạn muốn  nấu ăn ngon và an toàn hợp vệ sinh thì Nên
-  Chọn những củ khoai cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn. Vỏ trơn nhẵn là những củ khoai tây còn tốt, ăn sẽ ngon.
- Những củ khoai tây vàng sẽ ngọt và thơm hơn khoai tây hơi ngả màu trắng.

- Nên chọn những củ đều nhau như vậy sẽ dễ chế biến theo mục đích nấu ăn của bạn.
Không nên
- Tránh chọn những củ da nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm. Đây là  những củ đã để lâu và bị héo. Những củ như thế ăn sẽ không còn nhiều dinh dưỡng, không ngọt.
- Không chọn những củ có chấm hay có nốt, bị sâu, mắt màu đen hoặc bị thối, chảy nước.
- Những củ khoai còn tươi nhưng vỏ bị trầy xước cũng không nên lấy vì mua những củ này về, nếu không ăn ngay, khi bảo quản nó sẽ nhanh bị thối và lây sang các củ lành khác.
- Không chọn những củ khoai tây có nhiều vết lõm, tuy không bị sâu bệnh hay bị hỏng nhưng về rất khó cạo hay gọt vỏ.

Lưu ý: Đặc biệt không chọn những củ có da đang chuyển sang màu xanh hoặc đã mọc mầm vì khoai tây mọc mầm rất độc và có hại cho sức khỏe.


Bảo quản
- Bảo quản khoai tây ở nơi mát (khoảng 10oC), tối (sẽ bảo quản được 2 tháng), nhưng không nên bảo quản chung với củ hành khô.
- Không cất trữ khoai trong túi nilon hay các hộp kín.
- Giữ khoai tây hoàn toàn tránh xa ánh sáng mặt trời tự nhiên để khoai không bị chuyển sang màu xanh và mọc mầm.
- Nếu bạn dự trữ khoai ở nhiệt độ thường thì không để quá được 2 tuần.
- Các loại khoai tây ngọt nên ăn trong vòng 1 tuần là tốt nhất.
- Bạn không nên để khoai tây chung với táo tàu, nếu không khoai tây sẽ mọc mầm và rất độc hại.
-  Thỉnh thoảng kiểm tra khoai đang được bảo quản để loại bỏ những củ thối và những củ đang xuất hiện màu xanh trên bề mặt da.
- Chỉ nên rửa khoai trước khi sử dụng vì hơi ẩm có thể làm khoai nhanh hỏng.


Tại sao không được ăn khoai tây mọc mầm?
Trong mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc – C45H73NO15.
Khi khoai tây có màu xanh tức là hàm lượng solanine đạt mức có nguy cơ gây nguy hiểm. Vì vậy, không nên chế biến những phần củ có màu xanh.


Khi mức solanine tăng, nó cũng đồng thời tạo vị đắng cho khoai tây sau khi nấu chín. Sự sinh tổng hợp solanine xuất hiện đồng thời nhưng độc lập với sự sinh tổng hợp chlorophyll; quá trình này có thể diễn ra không cần quá trình kia. Khác với chlorophyll, sự hình thành solanine không cần ánh sáng nhưng ánh sáng có thể thúc đẩy nó diễn ra nhanh hơn. Sự hình thành solanine ở khoai tây diễn ra trên bề mặt vỏ, thường không sâu hơn 3mm. Gọt vỏ trước khi chế biến là cách phòng nguy cơ gây ngộ độc.

Triệu chứng ngộ độc solanine


Ngộ độc solanine chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt. Ảo giác, mất cảm giảc, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt cũng được đề cập trong các ca nguy cấp.
Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanine có thể gây tử vong. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanine cao.

Theo phương pháp dạy nấu ăn của chuyên gia ẩm thực Nissin Foods Viet Nam